Đúng vậy, Quyên không đùa đâu. Nếu bạn xử lý trứng gà ác tươi không kỹ, bạn có thể bị đau bụng khi ăn.
Tại sao lại đau bụng khi ăn trứng gà ác?
Vi khuẩn E. coli và Salmonella chính là thủ phạm trong vụ đầu độc này. Hai loại vi khuẩn này nổi tiếng làm độc thực phẩm, gây trúng thực, và chúng được tìm thấy rất nhiều trên vỏ trứng gà tươi (trứng mới đẻ).
Theo một nghiên cứu Occurrence and antimicrobial resistance of pathogenic Escherichia coli and Salmonella spp. in retail raw table eggs sold for human consumption in Enugu state, Nigeria (tạm dịch Sự tồn tại và khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli và chủng Salmonella gây bệnh tìm thấy trong trứng gà tươi bán lẻ làm thức ăn cho người ở bang Enugu, Nigeria), các nhà nghiên cứu tìm thấy sự hiện diện của cả hai loại vi khuẩn bên trên ở trên vỏ trứng nhiều hơn so với lòng đỏ & lòng trắng bên trong quả trứng.
Trứng tươi là trứng vừa mới lấy ra khỏi ổ và chưa được rửa hay khử trùng bằng hoá chất hoặc bằng các phương pháp khác.
Bằng mắt thường, chúng ta dễ dàng thấy một ít phân gà hoặc chất bẩn bám trên bề mặt của vỏ trứng của một số trứng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng các trứng “có vẻ như sạch sẽ láng mịn” khác là không dính phân hoặc chất bẩn.
Dưới kính hiển vi hoặc bằng các phương pháp thử hoá học, người ta dễ dàng tìm thấy phân gà trên MỌI QUẢ TRỨNG, chỉ khác nhau là ít hay nhiều.
Đây chính là nguyên nhân khiến chúng ta đau bụng khi ăn trứng gà mà trước đó không rửa sạch sẽ đúng cách.
Cũng theo nghiên cứu này, khi nghiên cứu các quả trứng gà bán ở các quầy kệ trong siêu thị, các nhà khoa học vẫn tìm thấy E. Coli và chủng Salmonella, tuy nhiên với mức độ thấp hơn. Nguyên nhân là trứng gà (cũng như trứng gia cầm nói chung) được bày bán ở siêu thị PHẢI ĐƯỢC KHỬ TRÙNG BỀ MẶT VỎ TRỨNG trước khi lên kệ.
Các hãng thường khử trùng bằng nước áp lực cao, tia cực tím (tia UV), bằng Ozone (O3), bằng hoá chất công nghiệp (như Cloramin* nồng độ thấp – loại dùng để khử khuẩn đường phố dạo gần đây trong làn sóng COVID-19 thứ 4 tại Việt Nam), hoặc bằng Axit Hypoclorit (HOCL).
*Cloramin độc hại đối với da & hệ hô hấp của con người.
Tuy nhiên, việc khử trùng thường mất nhiều thời gian và chi phí, tẩy đi lớp phấn mỏng tự nhiên của trứng và khiến trứng mau “cũ”, dẫn tới giảm chất lượng trứng khi tới tay người tiêu dùng.
Nhiều người tiêu dùng nhận định trứng siêu thị ăn không ngon bằng trứng tươi, thường có hiện tượng “trứng cũ” như lắc kêu xục xịt, nổi trên nước hoặc lòng đỏ bị bể & hoà với lòng trắng khi đập ra.
Có câu hỏi đặt ra là:
Tôi rửa sơ sơ thấy sạch rồi, tôi đập ra để chiên nên chắc không sao?
Sai lầm! Khi bạn đập trứng ra, lòng đỏ & trắng trứng sẽ dính một chút vào vỏ trứng. Bạn không thể tránh được điều này.
Chỉ cần dính một chút thôi cũng có thể dẫn tới những cơn đau bụng quằn quại kéo dài nhiều giờ (và nhất là đối với “con nhà giàu” – thuật ngữ ám chỉ những đứa bé ít vọc dơ nên có hệ miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với vi khuẩn).
Câu hỏi khác:
Tôi luộc nên chắc vi khuẩn sẽ chết chứ? Và tôi sẽ ăn xác nó luôn!
Câu trả lời là: chưa chắc.
Nhiều loài vi khuẩn sống ở miệng núi lửa lên tới hàng ngàn độ. Vi khuẩn có thể “sống” ở nhiệt độ tới 120-150 độ C. Qua nhiệt độ trên, một số loại vi khuẩn chuyển sang chế độ “ngủ đông”, nghĩa là không còn dấu hiệu sự sống nhưng không chết, mà đợi thời điểm thích hợp là hồi sinh để tiêu diệt thế giới (giống xác ướp Ai Cập vậy á!)
Trong khi nước chỉ nóng tới 100 độ C là không thể nóng hơn. Cho nên, kết luận: nước sôi vẫn chưa đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Bạn vẫn phải tốn ít thời gian để rửa trứng (xem hướng dẫn ở cuối bài viết).
Một ví dụ minh hoạ khác sẽ làm bạn thay đổi quan điểm ngay tức khắc. Hãy tưởng tượng bạn lấy phân người để luộc lên, liệu bạn có dám ă… và liệu bạn có còn nghĩ nó an toàn? Thật kinh tởm.
Cách giải quyết để vẫn có thể thưởng thức trứng gà ác tươi nhưng không bị đau bụng vì E. Coli?
Hãy rửa thật sạch trứng trước khi chế biến. Ý Quyên nói sạch, nghĩa là RẤT RẤT SẠCH, rửa bằng xà bông diệt khuẩn chứ không chỉ rửa sơ bằng nước thường.
Ở nhà Quyên dùng một miếng nùi rửa chén riêng & xà bông rửa tay sát khuẩn để chuyên cho việc rửa trứng.
Mẹo:
- Chọn loại miếng lưới rửa chén chứ đừng xài miếng chùi nồi.
- Bất kì xà phòng diệt khuẩn nào cũng được, thậm chí một cục xà bông cũng tốt.
- Không được lấy miếng lưới rửa chén đó để rửa chén, phải để riêng ra tránh lẫn lộn.
- Nếu bạn có thói quen xài bao tay khi rửa chén, thì khi rửa trứng bạn cũng nên dùng bao tay.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi rửa trứng.
Với cách đơn giản bên trên, mình tin là giảm được tới 99,99% trường hợp đau bụng khi ăn trứng gà ác.
Chúc cả nhà vui vẻ thưởng thức món ăn ngon lành mà không lo về sức khoẻ nha ????